TƯ VẤN PHÁP LÝ, QUYỀN LỢI LY HÔN CHO NGƯỜI VIỆT TẠI NHẬT

Văn phòng Luật sư Shamoto giải quyết tất cả các trường hợp ly hôn giữa người nước ngoài với người nước ngoài và giữa người nước ngoài với người Nhật Bản hiện đang sinh sống tại Nhật Bản nói chung và thành phố Nagoya nói riêng. Hơn nữa, để hỗ trợ người Việt tại Nhật nói chung và người Việt đang sinh sống tại thành phố Nagoya nói riêng thực hiện thủ tục ly hôn, đội ngũ nhân viên pháp lý của Luật sư Shamoto cung cấp, hướng dẫn soạn đơn khởi kiện, đơn ly hôn của Tòa án tại Nhật. Tham gia giả quyết thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con, chia tài sản, chế độ lương hưu (nenkin), tư cách lưu trú sau Ly hôn.

Tính đặc thù của Ly hôn có yếu tố nước ngoài

Bên có liên quan hoặc cả 2 bên đều là người nước ngoài thì được xem là Ly hôn có yếu tố nước ngoài. Trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài thì, thủ tục ly hôn sẽ được tiến hành ở đâu? (bao gồm cả tố tụng), ly hôn sẽ được áp dụng và phán xử theo pháp luật của quốc gia nào? Đặc biệt hệ thống luật pháp sẽ không trả lời cụ thể cho từng trường hợp, cá nhân mà sẽ được căn cứ, xem xét trên nhiều phương diện. Nếu không có sự tư vấn của Luật Sư hay chuyên gia về Luật thì người dân sẽ gặp nhiều khó khăn và mất đi nhiều quyền lợi vốn được Pháp Luật Nhật Bản bảo vệ.

Ly hôn giữa 2 người đều là người Việt Nam hiện đang sống tại Nhật Bản

Nếu cả vợ và chồng đều là người Việt Nam thì sẽ thực hiện thủ tục ly hôn tại Nhật Bản mà không cần phải về Việt Nam để hoàn tất thủ tục. Việc ly hôn phải có ít nhất 2 người làm chứng theo quy định, sau khi ly hôn bạn phải trình báo tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh trong vòng 2 tuần.

Ly hôn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản hiện đang sinh sống tại Nhật

Trường hợp ly hôn giữa người Nhật Bản và người Việt Nam thì thủ tục sẽ được thực hiện theo pháp luật Nhật Bản

Các hình thức Ly hôn tại Nhật Bản

Thuận tình Ly hôn

Tại Nhật, nếu cả 2 đều thuận tình ly hôn và không có tranh chấp thì sẽ không có sự can thiệp phân xử của Tòa Án. Tuy nhiên nếu vợ/chồng là người nước ngoài (không phải người Nhật Bản) thì đây được xem là Ly hôn có yếu tố nước ngoài, cần phải Ly hôn thông qua Trọng Tài để nhận được bản án Ly hôn từ Tòa Án. Sau khi nhận được bản án Ly hôn từ Tòa Án tối cao Nhật Bản, bạn cần phải hoàn tất thủ tục ghi chú Ly hôn tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi bạn đăng ký địa chỉ ở Việt Nam theo quy định tại Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP để tránh rắc rối nếu sau này muốn tái hôn.

Ly hôn thông qua hòa giải

Hòa giải trước khi được phán quyết ly hôn sẽ có sự hỗ trợ của Tòa Án, biên bản hòa giải sẽ được lập ra bởi Tòa Án gia đình. Tòa Án gia đình sẽ là bên thứ 3 thuyết phục các bên tham gia chấm dứt các xích mích hoặc xung đột để đi đến những thỏa thuận nhất định. Thỏa thuận đạt được là cả 2 bên sẽ ngừng việc ly hôn, hoặc việc ly hôn sẽ có hiệu lực.

Ly hôn thông qua trọng tài

Ly hôn thông qua trọng tài là khi 2 bên không đạt được thỏa thuận để thuận tình ly hôn hoặc trường hợp Ly hôn có yếu tố nước ngoài. Ở hình thức này, chủ tọa sẽ là Trọng Tài và quyết định cho Ly hôn. Ưu điểm của Ly hôn thông qua trọng tài là một trong 2 bên vắng mặt thì Trọng tài vẫn có quyền đưa ra quyết định Ly hôn. Phán quyết của trọng tài là chung thẩm, tức là phán quyết cuối cùng. Tuy nhiên, phán quyết của trọng tài khác với phán quyết của Tòa Án ở chỗ nó không có một thể chế đảm bảo thực hiện. Thông thường, cho dù 2 bên đạt được thỏa thuận ly hôn nhưng về phần cấp dưỡng cho vơ/chồng trong quá trình ly hôn hay phân chia tài sản không đạt được thỏa thuận nên cần đến Tòa Án phân xử.

Ly hôn theo hình thức phân xử

Là khi hòa giải tại Tòa Án gia đình không thành công. Khi một trong 2 bên không thuận tình ly hôn đồng nghĩa với việc không đồng ý với tất cả những tranh chấp khác như con chung, tài sản chung và nợ chung. Và khi một trong 2 bên có kháng cáo đối với Bản án Ly hôn thì Tòa Án sẽ thụ lý vụ án.

Thủ tục nhận trợ cấp, cấp dưỡng trong và sau khi Ly hôn

Khi đệ đơn Ly hôn, thì không chỉ có nghĩa là đơn giản là chấm dứt mối quan hệ được hay không mà kèm theo cả việc tranh chấp tài sản, quyền nuôi con, tiền cấp dưỡng nuôi con, chi phí hôn nhân (chi phí hỗ trợ sinh hoạt hàng tháng căn cứ vào nghĩa vụ hỗ trợ, phụ thuộc vào thu nhập và số con là người phụ thuộc). Nếu không nắm rõ luật, chế độ thì bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội và phần phụ trợ lẽ ra bạn xứng đáng nhận được. Trong trường hợp một bên vợ/chồng là người Nhật Bản, chúng tôi trân thành khuyên bạn nên nhờ đến sự tư vấn, giúp đỡ từ Luật sư/ chuyên gia về Luật

Tư cách lưu trú sau Ly hôn

Nếu bạn là người nước ngoài, sau khi ly hôn bắt buộc phải xem xét đến tư cách lưu trú. Bạn phải đến Cục Quản lý Xuất nhập cảnh để trình báo trong vòng 14 ngày.

Đối với trường hợp người vợ/chồng có tư cách lưu trú là “Vợ/chồng của người Nhật”, “Lưu trú theo gia đình”, “Vợ/chồng của người có Vĩnh Trú” có thể bị mất tư cách lưu trú sau khi Ly hôn. Chính vì vậy, thủ tục thay đổi tư cách lưu trú là vô cùng quan trọng.

Nếu bạn là vợ/chồng của người Nhật hoặc người có Visa vĩnh trú, thực tế kết hôn được 3 năm trở lên, có tư cách lưu trú là vợ/chồng của người Nhật từ 3 năm tính tại thời điểm Ly hôn thì có thể sẽ được xem xét chuyển đổi tư cách lưu trú thành “Định cư” sau Ly hôn. Mặt khác, người có vợ/chồng là người Nhật giành được quyền nuôi dưỡng con ruột là người Nhật, trường hợp không có thu nhập cũng sẽ xem xét để được thay đổi tư cách lưu trú là “Định cư”.

Trường hợp bạn thuộc diện “Lưu trú theo gia đình” - Visa gia đình (vợ/chồng của người có visa Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế,..) thì có thể được xem xét chuyển đổi tư cách lưu trú sang “visa kỹ thuật, tri thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế” trong trường hợp bạn đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng ở Việt Nam hoặc ở Nhật. Hoặc bạn sinh con và muốn chăm sóc con ruột có quốc tịch Nhật Bản cũng là điều kiện cần để được xem xét đăng ký chuyển đổi tư cách lưu trú sang Vĩnh trú.

Cho dù bạn có thành thạo thủ tục ly hôn thì vấn đề về chuyển đổi tư cách lưu trú hay quyền lợi mà bạn nhận được sau ly hôn nếu không nắm rõ thì sẽ rất thiệt thòi. Vì vậy, nên cần đến chuyên gia tư vấn và Luật sư hỗ trợ, đội ngũ nhân viên tư vấn luật và Luật sư Shamoto có đủ kinh nghiệm và sự chuyên môn để giúp bạn chuyển đổi visa và hoàn tất các thủ tục pháp lý.

SERVICE

Nghiệp Vụ

VỀ CHÚNG TÔI

Văn phòng Luật Meijo, có trụ sở chính đặt tại Tōkai ,tỉnh Aichi, Nhật Bản. Là một trong những văn phòng Luật lớn và danh tiếng. Tất cả các vấn đề liên quan đến pháp lý, phạm vi công việc pháp lý là vô cùng rộng nên nếu chỉ một Luật sư đảm nhiệm thì chắc chắn sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, văn phòng Luật hiện tại- các Luật sư của Meijo là những Luật sư có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn, không chỉ tập trung xử lý công việc theo từng lĩnh vực Pháp lý một cách chuyên nghiệp mà còn biết cách tiếp cận toàn diện vấn đề/ vụ việc, hỗ trợ lẫn nhau để mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng thông qua văn hóa kinh doanh hợp tác, tin cậy và hiệu quả. Ngoài ra, văn phòng Luật Meijo là nơi hội tụ nhiều Luật sư đã có nhiều kinh nghiệm tham gia các phiên xử tố tụng tại Tòa Án, luật sư giỏi, có kinh nghiệm và đã thành công trong nhiều vụ tranh chấp. Những Luật sư của văn phòng Luật Meijo là những Luật sư có khả năng phán đoán phán quyết của Tòa Án nếu xảy ra chanh chấp, tố tụng nhờ tích lũy kinh nghiệm thực tế qua nhiều năm thụ lý đa dạng các vụ án. Bên cạnh đó, các Luật sư của văn phòng Luật Meijo sau khi đưa ra khả năng phân tích, phán đoán của mình còn có cơ hội đàm phán với Cựu Thẩm phán hiện đang công tác tại văn phòng Luật Meiji để cuối cùng đưa ra những lời khuyên, những giải pháp tối ưu cho quý khách hàng. Với những đặc trưng, ưu điểm và thế mạnh đã kể trên, đừng ngần ngại đến gặp Luật sư của chúng tôi nói chung, Luật sư Shamoto Yosuke nói riêng, để trực tiếp đàm phán.

OFFICE

VĂN PHÒNG LUẬT MEIJO

Tên văn phòng 名城法律事務所 (MEIJO HORITSU JIMUSHO)
Địa chỉ văn phòng 〒460-0002 名古屋市中区丸の内3丁目5番10号 名古屋丸の内ビル4階
Giờ làm việc 10:00~18:00 ※ (Đóng cửa thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ)
Ga gần nhất 久屋大通駅, cửa số 2A, 8P đi bộ
名古屋城駅, cửa số 3 hoặc 4, khoảng 5p đi bộ.
Nếu đi lại bằng ô tô thì có thể đậu xe ở các bãi đỗ xe gần đấy, văn phòng hiện tại không cung cấp bãi đỗ xe