TƯ CÁCH LƯU TRÚ, CÁC VỤ ÁN VỀ XUẤT-NHẬP CẢNH

Lợi ích khi nhờ Luật sư làm thủ tục xin tư cách lưu trú ở Cục Xuất nhập cảnh

Thủ tục ở Cục quản lý xuất nhập cảnh thường phức tạp. Hơn nữa, để đáp ứng các điều kiện, yêu cầu chứng minh, giải trình của Cục thì đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ. Hơn nữa, không chỉ có thủ tục đăng ký, xin cấp mới hay xin gia hạn, chuyển đổi tư cách lưu trú là phức tạp mà còn đòi hỏi ở đương sự khả năng chuẩn bị tài liệu, giấy tờ một cách chi tiết và đầy đủ.

Nếu sao nhãng ở việc giải trình, chứng minh thì cho dù đủ điều kiện để để đi Nhật nhưng người phụ trách hồ sơ của bạn ở Cục có thể sẽ quyết định là hồ sơ của bạn không đạt do hồ sơ giải trình chưa đủ thuyết phục và chưa chuẩn bị đủ giấy tờ đã yêu cầu.

Vì vậy, nếu nhờ Luật sư- người đủ kinh nghiệm và tinh thông hết các thủ tục tại Cục quản lý xuất nhập cảnh thì bạn có thể tránh khỏi sự thúc ép về việc chuẩn bị giấy tờ, giải trình cũng như chứng minh và đáp ứng các yêu cầu khắt khe của Cục. Khả năng và xác suất đậu hồ sơ khi nhờ đến Luật sư đương nhiên là cao hơn nhiều so với bạn tự chuẩn bị.

Lý do không nên nhờ Chuyên viên luật hành chính (行政書士) mà nên nhờ Luật sư (弁護士)

Các chuyên gia có khả năng thụ lý các vụ việc liên quan đến Xuất nhập cảnh, tư cách lưu trú thì ngoài Luật sư ra còn có Chuyên viên luật hành chính.

Tuy nhiên, đối với những vụ việc bao gồm cả tố tụng hay khả năng bị thẩm vấn, ra Tòa Án thì Luật sư sẽ có quyền hạn đại diện cho đương sự để ứng phó, trong khi Chuyên viên luật hành chính chỉ có quyền hạn soạn thảo tài liệu, giấy tờ liên quan và nộp giúp giấy tờ.

Phòng khi (ngộ nhỡ) trường hợp đơn đăng ký bị từ chối thì cuối cùng thủ tục khiếu nại có thể là khởi kiện, lúc này thì chuyên viên hành chính sẽ không đại diện cho đương sự để khiếu nại được. Hơn nữa, trường hợp nếu bị tạm giam thì có phương án đưa ra là kháng cáo và trì hoãn thi hành án tạm giam nhưng chuyên viên hành chính lại không thể giải quyết được trong tình huống này.

Ngoài ra, sẽ đề cập chi tiết như bên dưới (mục số 7) thì thủ tục để được cấp tư cách lưu trú đặc biệt sẽ bao gồm thẩm vấn trực tiếp, thì lúc này chuyên viên hành chính sẽ không thể thay mặt đại diện cho đương sự hay sẽ không ở cạnh đương sự lúc bị thẩm vấn được, nhưng Luật sư thì có thể làm những việc này.

Bên cạnh đó, việc đạt được bằng cấp là Luật sư thì vô cùng khó khăn, và đó là bằng cấp cao, có độ tin cậy cao. Nếu so với Luật sư, thì kỳ thi chuyên viên hành chính đơn giản hơn nhiều, công ty hay là Cục quản lý xuất nhập cảnh thường không đánh giá cao. Thực tế, có một bộ phận chuyên viên hành chính có liên quan, tham gia đến các tội phạm có hành vi phạm tội như lao động bất hợp pháp, kết hôn giả, điều này đã được cảnh sát ghi chú lại và đưa ra báo cáo.

Đa số các chuyên viên hành chính làm việc nghiêm túc, tuy nhiên đánh giá về độ tin cậy thì hoàn toàn có sự khác biệt. Khi nộp đơn tại cảnh sát hay tại Cục quản lý xuất nhập cảnh thì đánh giá hồ sơ đó là do Luật sư thực hiện hay chuyên viên hành chính thực hiện thì cũng sẽ có thể có sự khác nhau. Đó là tất cả các lý do nên chọn Luật sư ngay từ đầu, thay vì chuyên viên hành chính.

Đăng ký xin chuyển đổi tư cách lưu trú (visa)

Đối với những cá nhân khi đã có tư cách lưu trú và lưu trú một thời gian dài tại Nhật thì có trường hợp sẽ cần đổi mục đích lưu trú. Lúc này, cần phải tiến hành nộp đơn xin chuyển đổi tư cách lưu trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Ví dụ điển hình như, những người mang tư cách lưu trú là hôn phu của người Nhật (日本人の配偶者等) thì khi ly hôn với người Nhật, vì hoạt động hôn phối không còn nữa nên nếu muốn tiếp tục sinh sống tại Nhật Bản phải chuyển đổi tư cách lưu trú sang “Cư dân lâu dài” (定住者). Tương tự, nếu là du học sinh thì sau khi tốt nghiệp tại trường đại học và làm việc tại công ty ở Nhật thì tư cách lưu trú sẽ được chuyển đổi từ “Du học” (留学)sang tư cách lưu trú “Kỹ thuật, Tri thức nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế” (技術・人文知識・国際業務) hoặc là “quản trị, quản lý” (経営管理) hay là tư cách lưu trú “lao động” nói chung.

Để được đồng ý chuyển đổi tư cách lưu trú thì “Lý do chuyển đổi phải đủ thích hợp để được ghi nhận” – đó là điều kiện cần phải có. Đòi hỏi nhiều giấy tờ thủ tục hành chính và tài liệu về cuộc sống sinh hoạt và nội dung công việc tại Nhật, khả năng giải thích của bản than phải đủ thuyết phục Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Vì vậy, nếu ngay từ đầu nhờ đến Luật sư thì Luật sư đã có kinh nghiệm từ trước (đã xin cho nhiều trường hợp-đó là kinh nghiệm, và còn dựa vào cả kiến thức về Luật), có tầm nhìn, phán đoán về từng trường hợp xin chuyển đổi tư cách lưu trú. Hơn nữa, ngoài việc đáp đứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn đã được đưa ra bởi Cục thì xác suất để được chấp nhận chuyển đổi tư cách lưu trú là cao hơn rất nhiều khi nhờ Luật sư.

Đăng ký xin gia hạn tư cách lưu trú (visa)

Khi thời hạn lưu trú gần kết thúc thì việc đăng ký để xin gia hạn tư cách lưu trú là cần thiết, quan trọng. Nếu như không đăng ký xin gia hạn và ở quá thời hạn lưu trú thì trờ thành ở quá hạn- lưu trú bất hợp pháp (オーバーステイ), trường hợp xấu nhất là bị Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc là cảnh sát bắt tạm giam.

Về việc xin gia hạn, nhất định là phải đăng ký trong thời hạn cho phép lưu trú- tư cách lưu trú còn hiệu lực. (Hiện nay, khi đã đăng ký xin gia hạn trong thời hạn tư cách lưu trú vẫn còn hiệu lực, nhưng thời gian cấp tư cách lưu trú mới thì cần thời gian xét duyệt nên thời điểm được cấp tư cách lưu trú mới không nằm trong thời hạn có hiệu lực của tư cách lưu trú cũ vẫn được chấp nhận và hợp pháp).

Khoảng chừng 3 tháng trước khi hết hạn lưu trú thì nên đăng ký xin gia hạn, phòng trường hợp có vấn đề gì xảy ra thì vẫn còn dư thừa thời gian để giải quyết vấn đề phát sinh, vì vậy nếu được (trong khoảng thời gian Cục cho phép) thì nên đi gia hạn càng sớm càng tốt.

Lưu ý, tư cách lưu trú hiện tại hoặc tư cách lưu trú mới được chuyển đổi nhưng nếu bị phát hiện là nội dung công việc hiện tại khác với mục đích lưu trú ghi trên thẻ cư trú thì có thể việc xin gia hạn lần này sẽ bị từ chối, hoặc bị từ chối vì lý do khác (đã vi phạm luật, đã có hành vi phạm tội trong thời gian lưu trú taị Nhật). Vì vậy, cần hành động thích hợp và tối ưu ngay từ giai đoạn đầu, nhằm tránh những trở ngại khi xét duyệt gia hạn. Nếu như bản thân không yên tâm trường hợp của mình là đủ điều kiện để xin gia hạn tư cách lưu trú hay dự đoán có thể có vấn đề phát sinh khi xét duyệt gia hạn thì hãy nhanh chóng đến gặp Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ.

Xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE)

Người nước ngoài khi có ý định lưu trú tại Nhật Bản thì cần phải có giấy chứng nhận tư cách lưu trú tương ứng và được xác nhận bởi Bộ trưởng bộ tư pháp.
Ví dụ, người đi Nhật theo dạng visa gia đình muốn đoàn tụ với hôn phu hiện đang sinh sống tại Nhật hoặc người nước ngoài đang cư trú tại nước ngoài nhưng có nhu cầu muốn làm việc tại Nhật thì cần phải xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú (gọi tắt là COE).

Sau khi được Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp cho COE, Cục sẽ gửi COE qua đường bưu điện đến tận nơi mà đương sự người nước ngoài đang sinh sống tại nước sở tại. Tiếp theo, đương sự sẽ phải nộp giấy tờ thích hợp theo yêu cầu của Đại sứ quán Nhật Bản tại nước mà đương sự đang cư trú để xin cấp visa. Sau khi có được visa thì đương sự được nhập cảnh Nhật Bản hợp pháp. Và sau khi nhập cảnh Nhật Bản sẽ được xét duyệ cấp Tư cách lưu trú.
Thời gian xét duyệt tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau sẽ khác nhau, nhanh thì thường khoảng 1 tháng và trường hợp lâu có thể kéo dài đến 1 năm.
Để xin được COE thì Cục quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu người nộp đơn phải đáp ứng được các điều kiện và giấy tờ tương ứng, quá trình xét duyệt lại rất khắt khe. Vì vậy đương sự nên nhờ đến các chuyên gia có chuyên môn hoặc là Luật sư, họ sẽ là những người giúp đương sự soạn thảo và kiểm tra lại nội dung, giấy tờ cần thiết để đương sự có đủ điều kiện đạt được COE.

Xin cấp Vĩnh trú

Những người nước ngoài khi có được tư cách lưu trú Vĩnh trú, thì hầu như không có hạn chế gì so với người Nhật (ngoài việc bầu cử), được tự do sinh hoạt và làm việc khi sinh sống tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, vì việc không còn kỳ hạn tư cách lưu trú nữa nên việc vay Ngân hàng hay các tổ chức tài chính nói chung để mua nhà hay vay vốn trở nên dễ dàng.
Ngoài ra, hôn phu và con cái của những người có tư cách lưu trú Vĩnh trú thông thường cũng được ưu ái cấp tư cách tạm trú theo gia đình, và sau đó xin được cấp Vĩnh trú một cách đơn giản và dễ dàng.
Như đã nói ở trên thì tư cách lưu trú Vĩnh trú so với các tư cách lưu trú khác có lợi hơn rất nhiều. Trái lại, điều kiện để được cấp tư cách lưu trú Vĩnh trú khá là khắt khe. Các giấy tờ, tài liệu phải nộp thì rất nhiều và đa dạng, thời gian xét thì dài hơn thông thường. Trường hợp không được cấp Vĩnh trú thì khi nộp đơn lại xin được xét Vĩnh trú một lần nữa thì thường tốn nhiều thời gian và công sức hơn lần đầu. Vì vậy, để đạt được tư cách lưu trú Vĩnh trú ngay từ lần đầu tiên, chúng tôi khuyên bạn nên nhờ sự tư vấn và giúp sức của Luật sư để giúp bạn chuẩn bị các giấy tờ và tài liệu cần thiết.

Thủ tục cưỡng chế trục xuất khỏi Nhật Bản, yêu cầu xin cấp Tư cách lưu trú đặc biệt

Theo Cục xuất nhập cảnh, những người nước ngoài tuy có tư cách lưu trú hợp pháp nhưng lại khuyến khích, thuê những người nước ngoài ở quá hạn (オーバーステイ) hoặc lao động bất hợp pháp thì sẽ bị tiến hành thủ tục cưỡng chế trục xuất. Trong những trường hợp này thì, (1) lập luận nguyên nhân cưỡng chế trục xuất không tồn tại. Điều này có nghĩa là việc chứng minh tồn tại nguyên nhân bị cưỡng chế trục xuất như ở quá hạn là khó khăn. Ví dụ như, đối với những người bị tình nghi phạm tội hỗ trợ, thuê mướn những người lao động bất hợp pháp hoặc những người ở quá hạn thì có thể ngay từ đầu họ có thể chối cãi họ không có mối liên hệ với những lao động bất hợp pháp này ( thực tế lại có liên hệ). Luận điểm này có thể đủ để Cục xuất nhập cảnh không tiến hành hủy bỏ Tư cách lưu trú. Vì vậy, để nắm rõ vấn đề, đối ứng với điều tra của Cục xuất nhập cảnh thì nên đến gặp Luật sư sớm để được nhận lời khuyên và nắm rõ Luật.

(2)Cho dù có nguyên nhân rõ ràng để tiến hành cưỡng chế trục xuất thì vẫn có thể xin cấp tư cách lưu trú đặc biệt. Giả định như không thể phủ định được nguyên nhân để bị cưỡng chế trục xuất thì cũng có thể xin cấp tư cách lưu trú đặc biệt. (Trong trường hợp phải cấp tư cách lưu trú đặc biệt cho người nước ngoài thì Bộ trưởng bộ tư pháp sẽ cấp tư cách lưu trú đặc biệt). Trường hợp được cấp tư cách lưu trú đặc biệt điển hình được thừa nhận như, trong khi ở quá hạn (オーバーステイ) nhưng lại kết hôn với người Nhật hoặc người đã có Vĩnh trú hoặc người nước ngoài đã chuyển sang Quốc tịch Nhật Bản, thì thủ tục thẩm vấn và điều tra để tiến hành trục xuất trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ có yêu cầu xin cấp tư cách lưu trú của đương sự không thì rất khó khăn, nhất định phải có sự giúp sức của Luật sư trong trường hợp này để yêu cầu được cấp tư cách lưu trú đặc biệt.

Thủ tục hủy tư cách lưu trú:

Dựa trên một vài lý do đã được quy định và dựa trên lý do phát hiện ra một số vấn đề bất hợp lý mà Cục quản lý xuất nhập cảnh có thể hủy tư cách lưu trú đã cấp cho người nước ngoài mặc dù thẻ tư cách lưu trú vẫn còn hạn.
Các đối tượng bị hủy Tư cách lưu trú phần lớn là Tư cách lưu trú có được là do bất chính và bị Cục quản lý xuất nhập cảnh phát hiện và làm sáng tỏ (Ví dụ như sử dụng bằng giả). Hoặc là, thủ tục để có được Tư cách lưu trú thì không có vấn đề gì nhưng hoạt động thực tế không tương ứng, thích hợp với tư cách lưu trú đã được cấp và bị phát giác bởi Cục quản lý xuất nhập cảnh. Ví dụ như, tư cách lưu trú được cấp là loại “tư cách kỹ năng thực tập” nhưng thực tế lại làm công việc không đúng với quy định của loại thẻ cư trú “tư cách kỹ năng thực tập”.
Trong trường hợp bị Cục quản lý xuất nhập cảnh hủy Tư cách lưu trú, về nguyên tắc chung là sẽ lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của các đối tượng là người nước ngoài (sẽ phỏng vấn lại một lần nữa dù đã có rõ bằng chứng) một lần nữa trước khi chính thức hủy bỏ Tư cách lưu trú. Vì vậy, nếu gặp Luật sư để được tư vấn trước, thì sẽ có cách đối ứng một cách thích hợp với Cục quản lý xuất nhập cảnh khi bị thẩm vấn lại, khả năng tránh khỏi nguy cơ bị hủy Tư cách lưu trú.

SERVICE

Nghiệp Vụ

VỀ CHÚNG TÔI

Văn phòng Luật Meijo, có trụ sở chính đặt tại Tōkai ,tỉnh Aichi, Nhật Bản. Là một trong những văn phòng Luật lớn và danh tiếng. Tất cả các vấn đề liên quan đến pháp lý, phạm vi công việc pháp lý là vô cùng rộng nên nếu chỉ một Luật sư đảm nhiệm thì chắc chắn sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, văn phòng Luật hiện tại- các Luật sư của Meijo là những Luật sư có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn, không chỉ tập trung xử lý công việc theo từng lĩnh vực Pháp lý một cách chuyên nghiệp mà còn biết cách tiếp cận toàn diện vấn đề/ vụ việc, hỗ trợ lẫn nhau để mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng thông qua văn hóa kinh doanh hợp tác, tin cậy và hiệu quả. Ngoài ra, văn phòng Luật Meijo là nơi hội tụ nhiều Luật sư đã có nhiều kinh nghiệm tham gia các phiên xử tố tụng tại Tòa Án, luật sư giỏi, có kinh nghiệm và đã thành công trong nhiều vụ tranh chấp. Những Luật sư của văn phòng Luật Meijo là những Luật sư có khả năng phán đoán phán quyết của Tòa Án nếu xảy ra chanh chấp, tố tụng nhờ tích lũy kinh nghiệm thực tế qua nhiều năm thụ lý đa dạng các vụ án. Bên cạnh đó, các Luật sư của văn phòng Luật Meijo sau khi đưa ra khả năng phân tích, phán đoán của mình còn có cơ hội đàm phán với Cựu Thẩm phán hiện đang công tác tại văn phòng Luật Meiji để cuối cùng đưa ra những lời khuyên, những giải pháp tối ưu cho quý khách hàng. Với những đặc trưng, ưu điểm và thế mạnh đã kể trên, đừng ngần ngại đến gặp Luật sư của chúng tôi nói chung, Luật sư Shamoto Yosuke nói riêng, để trực tiếp đàm phán.

OFFICE

VĂN PHÒNG LUẬT MEIJO

Tên văn phòng 名城法律事務所 (MEIJO HORITSU JIMUSHO)
Địa chỉ văn phòng 〒460-0002 名古屋市中区丸の内3丁目5番10号 名古屋丸の内ビル4階
Giờ làm việc 10:00~18:00 ※ (Đóng cửa thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ)
Ga gần nhất 久屋大通駅, cửa số 2A, 8P đi bộ
名古屋城駅, cửa số 3 hoặc 4, khoảng 5p đi bộ.
Nếu đi lại bằng ô tô thì có thể đậu xe ở các bãi đỗ xe gần đấy, văn phòng hiện tại không cung cấp bãi đỗ xe