GIẢI QUYẾT, ĐÒI QUYỀN LỢI CÁC VỤ ÁN TAI NẠN GIAO THÔNG

Văn phòng Luật sư Shamoto nhận tư vấn về các thủ tục pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cá nhân là người nước ngoài nói chung và người Việt Nam nói riêng hiện đang sinh sống tại Nagoya- Nhật Bản khi các cá nhân này là người gây ra tại nạn hoặc là nạn nhân từ các vụ tai nạn giao thông.

Lợi ích khi trao đổi, tiếp nhận tư vấn từ Luật sư

Thật không may nếu bạn trở thành nạn nhân khi tham gia giao thông. Thông thường người gây ra thiệt hại (từ đây sẽ được gọi là đối phương) sẽ không giải quyết trực tiếp hậu quả với bạn mà thường muốn giải quyết thông qua công ty Bảo hiểm của họ. Tại Tòa Án thì số tiền đền bù thiệt hại của các Công ty Bảo hiểm này thường thấp hơn nhiều so với các tính toán ở mức tiêu chuẩn và họ sẽ đề xuất hòa giải bằng mức bồi thường này. Vì vậy, nếu có sự tham gia của Luật Sư, Luật Sư sẽ tính toán lại số tiền bồi thường thiệt hại, trực tiếp đàm phán với Công ty Bảo hiểm để đạt được thỏa thuận mong muốn, tránh việc kiện cáo ra Tòa vừa mất thời gian, vừa mất nhiều chi phí cho Tòa Án. Kết quả là, số tiền được bồi thường thiệt hại có thể được tăng lên khá lớn và đáng kể, đương nhiên hơn rất nhiều lần so với số tiền mà bạn phải trả cho Luật sư.

Tiêu chuẩn tính toán về đền bù thiệt hại

Đối với đền bù thiệt hại do tai nạn giao thông thì việc tính toán mức bồi thường thiệt hại dựa vào 3 tiêu chí sau. Tùy vào việc áp dụng tiêu chí nào để tính toán thì tổng mức đền bù thiệt hại sẽ khác nhau.

(1) Tiêu chuẩn Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (自賠責保険)- Bảo hiểm bắt buộc

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bảo hiểm sẽ được chi trả từ công ty Bảo hiểm của người điều khiển ô tô. Đây là loại bảo hiểm bắt buộc người tham gia giao thông phải tham gia, bảo hiểm này chỉ chi trả chi phí y tế trong trường hợp tử vong hoặc thương tật cho người khác. Chi phí tham gia bảo hiểm ô tô bắt buộc này khá là rẻ, chỉ chủ yếu chi trả bồi thường ở mức tối thiểu nên mức bồi thường thường khá thấp. Đối với trường hợp đối phương chỉ tham gia mỗi Bảo hiểm trách nhiệm dân sự mà không tham gia bảo hiểm tự nguyện thì ngoài việc yêu cầu bồi thường từ bảo hiểm trách nhiệm dân sự, việc bổ sung đền bù thiệt hại được yêu cầu trực tiếp đến đối phương tham gia giao thông. Ngoài ra, việc mà đối phương không tham gia bảo hiểm tự nguyện ngay từ đầu thì khả năng cao là đối phương không đủ năng lực tài chính nên việc đòi bồi thường bổ sung trực tiếp từ đối phương là việc tương đối khó. Hiện nay, trường hợp đối phương không tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì người bị hại có thể xin bồi thường từ Chính phủ. Trong trường hợp này thì mức bồi thường nhận được được tính dựa trên tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn bồi thường từ bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

(2) Tiêu chuẩn Bảo hiểm tự nguyện (任意保険)

Trường hợp người lái xe tham gia bảo hiểm tự nguyện, thì mức bồi thường tương ứng sẽ do công ty bảo hiểm mà người đó mua bảo hiểm đề xuất. Bảo hiểm tự nguyện là bảo hiểm bù cho phần mà không được chi trả bởi bảo hiểm trách nhiêm dân sự (1). Tiêu chuẩn bảo hiểm tự nguyện, thì tùy thuộc vào công ty bảo hiểm đã tham gia mà mức bồi thường được chi trả là khác nhau. Sẽ có 1 danh mục các tiêu chuẩn được đưa ra bởi công ty bảo hiểm, nhưng thông thường so với bảo hiểm bắt buộc thì mức bồi thường sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu không đạt được thỏa thuận với công ty bảo hiểm mà có tranh chấp buộc phải ra Tòa thì mức bồi thường được quyết định bởi Tòa Án. Mức tiêu chuẩn bồi thường của bảo hiểm tự nguyện thường sẽ thấp hơn mức tiêu chuẩn của Tòa Án, thỏa thuận với công ty bảo hiểm tự nguyện thường không dễ dàng đạt được.

(3) Tiêu chuẩn Tòa Án (là tiêu chuẩn có khả năng nhận được nhiều tiền nhất trong các tiêu chuẩn)

Tiêu chuẩn Tòa Án là tiêu chuẩn phổ biến hơn cả. Theo tiêu chuẩn của Tòa Án thì thông thường mức bồi thường so với bảo hiểm trách nhiệm dân sự (1) và bảo hiểm tự nguyện (2) cao hơn hẳn. Tại Tòa Án, nếu có Luật sư đứng ra đàm phán với các công ty bảo hiểm thì sẽ nhanh chóng đạt được thỏa hiệp. Trường hợp thương lượng với các công ty bảo hiểm không đạt được sự thỏa hiệp thì Thẩm phán sẽ đưa ra phán quyết. Trường hợp kháng cáo và không đạt được thỏa hiệp với các công ty bảo hiểm thì thời gian xét xử sẽ kéo dài và chi phí phải trả cho Luật sư cũng sẽ phát sinh thêm. Ngoài ra, bên nguyên đơn(bên nộp đơn tố cáo) lúc này phát sinh thêm bất lợi là phải chịu trách nhiệm thu thập thêm chứng cứ gây tổn hại/ thiệt hại.

Đàm phán, thương lượng về các mục, điều khoản bồi thường

Chi tiết về các mục, điều khoản bồi thường được liệt kê dưới đây sẽ được Luật sư đàm phán, thương lượng với công ty bảo hiểm:

(1) Chi phí điều trị

bao gồm chi phí điều trị tại bệnh viện, chi phí nhập viện và điều trị nếu phải nằm lại ở bệnh viện.

(2) Chi phí đi lại để điều trị

Chi phí đi lại bệnh viện để điều trị ngoại trú, chi phí đi lại nếu phải nhập viện để điều trị tương ứng.

(3) Các chi phí khác có liên quan

Tất cả các chi phí có liên quan đến tai nạn giao thông đã xảy ra đều được tính vào mục chi phí có liên quan. Các chi phí có liên quan đến viện phí (nhưng sẽ được quy định ở 1 mức cụ thể), chi phí khám sức khỏe sau khi điều trị.

(4) Bồi thường tổn thất do nghỉ làm/ đóng cửa hàng kinh doanh

Sau tai nạn, tùy vào độ nặng nhẹ của vết thương hoặc việc nhập viện để điều trị mà nạn nhân phải nghỉ làm hoặc đóng cửa kinh doanh thì sẽ được bồi thường thiệt hại. Lưu ý rằng, không chỉ là nhân viên công ty, làm việc bán thời gian hay phải chứng minh bạn làm việc bên ngoài mới được áp dụng tiêu chuẩn bồi thường này. Nói cách khác, bạn chỉ là một người nội trợ vẫn có thể được đền bù thỏa đáng. Đừng nghĩ là mình không làm việc thì sẽ không được đền bù, việc thỏa thuận và nhận được lời khuyên từ Luật sư trong trường hợp này là cần thiết.

(5) Bồi thường thương tích

Bên cạnh việc được bồi thường nếu bị thương, nhập viện hay điều trị ngoại trú, bạn còn được bồi thường nếu bị tổn thương về mặt tinh thần. Tùy thuộc vào số ngày nằm viện, tần suất đến bệnh viện mà mức bồi thường sẽ được tính toán và chi trả là khác nhau.

(6) Bồi thường thu nhập thường xuyên bị mất do hậu quả thương tật

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông mà có thể để lại di chứng sau đó, các tổn thất do các hoạt động trong tương lai không thể thực hiện được cũng sẽ được tính toán và chi trả. Mức hậu quả do di chứng để lại sau tai nạn giao thông sẽ được chia ra từ cấp độ 1 đến cấp độ 14, cấp độ 1 là nặng nhất. Tùy vào cấp độ mà khoản bồi thường là khác nhau.

(7) Bồi thường thương tật để lại

Sau tai nạn giao thông có thể để lại di chứng/ triệu chứng hoặc thương tích vĩnh viễn. Ngoài việc được chi trả về khoản thu trong tương lai được đề cập ở mục (6) thì việc tổn hại về tinh thần do những di chứng này để lại cũng sẽ được tính toán dựa vào mức độ nặng nhẹ khác nhau của di chứng.

Trường hợp người gây tai nạn và nạn nhân đều sơ suất

Nếu tai nạn giao thông xảy ra do nạn nhân cũng là người sơ xuất, phạm sai lầm thì số phần trăm/tỷ lệ được bồi thường sẽ được điều chỉnh. Lúc này cũng có những nạn nhân đã tự đàm phán với công ty bảo hiểm của người gây ra tai nạn và không ít trường hợp đã nhận về nhiều bất lợi.
Trong trường hợp này nếu nhờ vả Luật sư thì Luật sư sẽ xem xét lại biên bản hiện trường (trường hợp tử vong), thu thập thêm chứng cứ, xác định phần trăm tổn thất và sẽ trực tiếp đàm phán, thỏa thuận với công ty bảo hiểm.

Hợp đồng đặc biệt với Luật sư

Đối với cá nhân tham gia Bảo hiểm tự nguyện (áp dụng đối với người bị hại và đối phương), thì sẽ có hợp đồng gọi là hợp đồng đặc biệt với Luật sư. Trường hợp này sẽ có một hạn mức nhất định phải chi trả cho luật sư (thông thường hạn mức tối đa sẽ là 300 man), mức chi phí này sẽ được giới hạn bởi công ty bảo hiểm và sẽ được chi trả cho Luật sư bởi công ty bảo hiểm (đối với cả bên bị hại và bên đối phương). Trường hợp có phát sinh hợp đồng đặc biệt với luật sư thì lúc trao đổi với luật sư sẽ được thông báo rõ ràng.

SERVICE

Nghiệp Vụ

VỀ CHÚNG TÔI

Văn phòng Luật Meijo, có trụ sở chính đặt tại Tōkai ,tỉnh Aichi, Nhật Bản. Là một trong những văn phòng Luật lớn và danh tiếng. Tất cả các vấn đề liên quan đến pháp lý, phạm vi công việc pháp lý là vô cùng rộng nên nếu chỉ một Luật sư đảm nhiệm thì chắc chắn sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, văn phòng Luật hiện tại- các Luật sư của Meijo là những Luật sư có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn, không chỉ tập trung xử lý công việc theo từng lĩnh vực Pháp lý một cách chuyên nghiệp mà còn biết cách tiếp cận toàn diện vấn đề/ vụ việc, hỗ trợ lẫn nhau để mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng thông qua văn hóa kinh doanh hợp tác, tin cậy và hiệu quả. Ngoài ra, văn phòng Luật Meijo là nơi hội tụ nhiều Luật sư đã có nhiều kinh nghiệm tham gia các phiên xử tố tụng tại Tòa Án, luật sư giỏi, có kinh nghiệm và đã thành công trong nhiều vụ tranh chấp. Những Luật sư của văn phòng Luật Meijo là những Luật sư có khả năng phán đoán phán quyết của Tòa Án nếu xảy ra chanh chấp, tố tụng nhờ tích lũy kinh nghiệm thực tế qua nhiều năm thụ lý đa dạng các vụ án. Bên cạnh đó, các Luật sư của văn phòng Luật Meijo sau khi đưa ra khả năng phân tích, phán đoán của mình còn có cơ hội đàm phán với Cựu Thẩm phán hiện đang công tác tại văn phòng Luật Meiji để cuối cùng đưa ra những lời khuyên, những giải pháp tối ưu cho quý khách hàng. Với những đặc trưng, ưu điểm và thế mạnh đã kể trên, đừng ngần ngại đến gặp Luật sư của chúng tôi nói chung, Luật sư Shamoto Yosuke nói riêng, để trực tiếp đàm phán.

OFFICE

VĂN PHÒNG LUẬT MEIJO

Tên văn phòng 名城法律事務所 (MEIJO HORITSU JIMUSHO)
Địa chỉ văn phòng 〒460-0002 名古屋市中区丸の内3丁目5番10号 名古屋丸の内ビル4階
Giờ làm việc 10:00~18:00 ※ (Đóng cửa thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ)
Ga gần nhất 久屋大通駅, cửa số 2A, 8P đi bộ
名古屋城駅, cửa số 3 hoặc 4, khoảng 5p đi bộ.
Nếu đi lại bằng ô tô thì có thể đậu xe ở các bãi đỗ xe gần đấy, văn phòng hiện tại không cung cấp bãi đỗ xe